Hotline: 039 979 9888

Home » Sàn gỗ Engineer khác biệt thế nào với sàn gỗ tự nhiên và công nghiệp?

Sàn gỗ Engineer khác biệt thế nào với sàn gỗ tự nhiên và công nghiệp?

Sàn gỗ kỹ thuật, hay còn có tên khác là sàn gỗ Engineer, là vật liệu ốp sàn gỗ với nhiều tính năng vượt trội. Sàn Engineer kết hợp các ưu điểm và khắc phục khiếm khuyết của sàn gỗ tự nhiên và sàn gỗ công nghiệp, trở thành lựa chọn số một khi lắp sàn của nhiều chủ công trình.  

1. Cấu tạo sàn gỗ Engineer

Sàn gỗ kỹ thuật được phát triển từ sàn gỗ tự nhiên, được sản xuất từ việc ghép nhiều lớp gỗ tự nhiên chồng lên nhau, hoặc từ các mẩu gỗ nhỏ ghép lại theo chiều ngang hoặc dọc, gắn kết bằng keo chuyên dụng . Cấu tạo sàn gỗ Engineer thường có 2 lớp:

sàn gỗ kỹ thuậtSàn gỗ Engineer hay còn gọi là sàn gỗ kỹ thuật

1.1 Lớp bề mặt

Lớp bề mặt sàn gỗ Engineer  có độ dày khoảng 2 – 5mm. Lớp này dùng gỗ tự nhiên như căm xe, giáng hương, sồi, gõ đỏ, chiu liu, teak,… Lớp ván này được xẻ từ gỗ nguyên thanh, hoặc ghép gỗ theo kiểu UNI (ghép thanh không song song) hay FJL (ghép thanh song song). Sau cùng ván sàn được xử lý bằng sơn UV hoặc lau dầu hoàn thiện.

Vì bề mặt là gỗ tự nhiên nên sàn gỗ Engineer vẫn giữ vẻ đẹp và tính chất đặc hữu của loại gỗ tạo thành. Điểm cộng là do mỏng hơn nên sàn hạn chế bị giãn nở và cong vênh của gỗ tự nhiên.

1.2 Lớp đáy

Dựa vào cấu tạo của lớp đáy mà sàn gỗ Engineer được chia ra thành các loại: Plywood, gỗ tự nhiên ghép thanh, gỗ HDF.

Sàn gỗ kỹ thuật plywood (hay còn gọi là multi-layer – nhiều lớp): có lớp đáy là gỗ ván ép plywood, được ghép từ 7 – 10, thậm chí 15 tấm gỗ mỏng 1– 2mm xếp chồng lên nhau, kết dính bằng keo chuyên dụng. Plywood thường dùng các loại gỗ thường như tràm, cao su… 

Cấu trúc nhiều lớp ván xếp chồng lên nhau lớp ngang lớp dọc giúp hạn chế sự giãn nở tự nhiên của gỗ khi nhiệt độ môi trường thay đổi. Điều này tạo sự ổn định cho tấm sàn, không bị co ngót hay cong vênh. Tuy nhiên, về lâu dài lớp đáy có thể bị tách lớp khi chịu tác động ngoại lực thường xuyên.

gỗ plywoodSàn gỗ Engineer plywood

Sàn gỗ Engineer 3 lớp (gỗ tự nhiên ghép thanh): Lớp đáy được tạo thành từ việc ghép nhiều thanh gỗ nguyên khối nhỏ thành một tấm ván lớn có độ dày 8 – 10mm. Những thanh gỗ này được cắt rãnh hình răng cưa để ghép lại, thêm keo dính chắc chắn. Kỹ thuật ghép có 2 loại:

  Ghép FJ: ghép nhiều thanh có độ dài 20 – 30cm với nhau theo chiều dọc.

  Ghép FLJ: ghép những thanh gỗ nhỏ hơn (bề rộng 3 – 4cm, bề dài 15 – 18 cm) theo chiều dọc lẫn chiều ngang.

gỗ kỹ thuật ghép FJLSàn gỗ Engineer ghép thanh

Lớp đáy làm bằng tấm gỗ HDF: tấm sàn HDF được tạo thành từ bột gỗ nghiền, tỉ lệ gỗ chiếm 80-85%, cộng với keo dính và các chất phụ gia, giúp phần lõi tấm sàn cứng, bền.

gỗ kỹ thuật HDFSàn gỗ Engineer HDF

2. Ưu điểm và nhược điểm của sàn gỗ Engineer

Ưu điểm

– Do bề mặt là gỗ tự nhiên nên vẫn mang vẻ đẹp của loại gỗ tạo thành (sồi, căm xe,…). Khi lắp đặt rất khó phân biệt với sàn gỗ tự nhiên thật.

– Sàn chịu lực tốt, có tính ổn định, độ bền cao, tuổi thọ lên đến 20 – 30 năm. Cấu tạo chứa keo dán nên chịu nước tốt hơn. Sàn gỗ kỹ thuật khắc phục được các nhược điểm của sàn tự nhiên như giãn nở khi trời ẩm, co ngót khi trời nóng. 

– Giá thành rẻ hơn sàn gỗ tự nhiên 20 – 30%.

– Có thể tái sử dụng 2 – 3 lần, chỉ cần chà nhám hoặc sơn mới lại.  

– Do được ghép từ nhiều thanh gỗ nhỏ nên quy cách đa dạng, có thể tùy biến theo yêu cầu. Đặc biệt nhà sản xuất có thể tạo ra những tấm sàn bề rộng lên đến 250 mm hoặc dài 2000 mm. Điều này rất khó thấy ở ván sàn tự nhiên do phải xẻ từ nguyên khối thân gỗ.

– Tiết kiệm tài nguyên gỗ khi cây rừng ngày càng khan hiếm. Sàn gỗ Engineer chỉ cần một lớp mỏng gỗ tự nhiên trên mặt. Phần thân tận dụng các thanh gỗ vụn sản sinh trong quá trình xẻ nguyên khối gỗ lớn.

Nhược điểm

– Do không có cấu tạo đồng chất nguyên khối như sàn gỗ tự nhiên nên sàn gỗ Engineer chịu lực kém hơn. Bề mặt chỉ có một lớp sơn bảo vệ nên khả chống trầy xước kém hơn sàn gỗ công nghiệp.

– Dù tái sử dụng được nhưng cũng chỉ tối đa 2 – 3 lần do bề mặt là lớp ván mỏng. Bề mặt không thể chà nhám hoặc làm mới nhiều lần như gỗ tự nhiên được .

gỗ kỹ thuậtSàn gỗ Engineer chịu lực tốt, tính ổn định cao

Vẫn mang vẻ sang trọng, đẹp mắt của gỗ tự nhiên, sàn gỗ kỹ thuật thích hợp cho mọi phong cách thiết kế từ cao cấp đến mộc mạc. Hơn nữa, với đặc tính bền bỉ và chịu lực tốt, sàn gỗ Engineer là lựa chọn thông minh và tiết kiệm hơn so với gỗ tự nhiên cho nhiều gia đình.

Ngoài sàn gỗ Engineer, nếu bạn tìm kiếm một loại vật liệu bền chắc, có thể khắc phục các nhược điểm của sàn gỗ, lại mang bề mặt vân gỗ đẹp mắt thì sàn nhựa giả gỗ SPC cũng sẽ là gợi ý tuyệt vời. Được làm từ nhựa nguyên sinh và bột đá nên sàn SPC rất bền, chịu lực tốt, chống ẩm, chống thấm, chống trơn tốt. Đặc biệt là giá thành cạnh tranh hơn nhiều so với sàn gỗ hay sàn gạch.

Để tìm hiểu thêm về các loại vật liệu ốp sàn, hãy liên hệ với Vfloor chúng tôi để được tư vấn chi tiết. 

CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT HAVITECH

Nhà máy sản xuất: Lô 5, Cụm Công nghiệp Cam Thượng, Xã Cam Thượng, Huyện Ba Vì, Hà Nội.

Văn phòng: Tòa nhà Vinaconex 7, 61 đường K2, Phường Cầu Diễn, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội.

Hotline: (+84) 39 979 9888

Email trong nước: havitech.jsc@gmail.com

Email xuất khẩu: export.vfloor@gmail.com

Website: https://vfloor.vn/.